Thực tiễn hoạt động phòng chống rửa tiền
12/03/2022
Hiện nay, hầu hết các đối tượng báo cáo như ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm và một số nhóm đối tượng báo cáo khác đã triển khai thực hiện các biện pháp PCRT tại tổ chức mình. Các đối tượng báo cáo đã gửi hàng nghìn báo cáo giao dịch đáng ngờ và hàng triệu giao dịch gửi rút tiền mặt có giá trị lớn và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế cho Cơ quan PCRT (NHNN Việt Nam).

Có thể là hình ảnh về tiền và văn bản

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

Căn cứ quy định tại Luật Phòng chống rửa tiền 2012 và Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), các hành vi được quy định là rửa tiền bao gồm:

- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

- Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

- Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

- Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

- Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

Trong đó:

- Tiền sử dụng trong hoạt động rửa tiền bao gồm Việt Nam đồng, ngoại tệ; có thể là tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản.

- Tài sản trong hoạt động rửa tiền bao gồm vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự, có thể tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó.

(Theo khoản 1, 2 Điều 1 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP)

- Cá nhân phạm tội rửa tiền sẽ bị truy cứu TNHS về tội rửa tiền theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 324 BLHS 2015 (sửa đổi 2017).

- Mức phạt đối với pháp nhân phạm tội rửa tiền được quy định tại khoản 6 Điều 324 BLHS 2015 (sửa đổi 2017).

Hiện nay, hầu hết các đối tượng báo cáo như ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm và một số nhóm đối tượng báo cáo khác đã triển khai thực hiện các biện pháp PCRT tại tổ chức mình. Các đối tượng báo cáo đã gửi hàng nghìn báo cáo giao dịch đáng ngờ và hàng triệu giao dịch gửi rút tiền mặt có giá trị lớn và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế cho Cơ quan PCRT (NHNN Việt Nam). Từ nguồn thông tin này, các cơ quan thực thi pháp luật đã đạt được những kết quả nhất định trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền nói riêng và các hoạt động tội phạm khác.

Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền của đối tượng báo cáo hiện còn một số hạn chế nhất định. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đang đệ trình Chính phủ xem xét, thông qua dự án Luật PCRT (sửa đổi) để trình Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng Luật của Quốc hội trong thời gian tới. Tại dự án Luật PCRT (sửa đổi) này, NHNN Việt Nam đã đề xuất một số nội dung cần sửa đổi nhằm giải quyết được các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi các biện pháp PCRT hiện nay.

Bài viết liên quan
Những việc điều tra viên, cán bộ điều tra không được làm
Những việc điều tra viên, cán bộ điều tra không được làm
Kiến thức và kinh nghiệm khi làm việc với cơ quan điều tra
Kiến thức và kinh nghiệm khi làm việc với cơ quan điều tra