QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN?
20/01/2022
Khi phát hiện những hành vi tương tự hãy liên hệ đến số 111 tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em!

Ngày 05/01/2022, Dư luận hết sức đồng tình sau khi Cơ quan CSĐT Công an thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi, ngụ Gia Lai) về tội Giết người quy định tại Điều 123 và khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với Nguyễn Kim Trung Thái (36 tuổi, ngụ Q.1, TP.HCM, cha của bé V.A) về tội Hành hạ người khác quy định tại Điều 140 và tội Che giấu tội phạm quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 trong vụ việc bé V.A 8 tuổi bị bạo hành dẫn đến tử vong. Các quyết định khởi tố bổ sung được nhận định hoàn toàn phù hợp với những hành vi mà Trang và Thái đã nhân tẫm gây ra cho bé gái V.A.

- Vụ việc trên cũng là lời nhắc nhở đối với các bậc cha, mẹ. Dù các con có sống với cha hay mẹ thì vẫn đáng được hưởng tình yêu thương, sự quan tâm và chăm sóc đầy đủ của cả 2. Để giúp các con tránh được những trận đòn roi vô cớ và được phát triển trong điều kiện tốt nhất, trong trường hợp tương tự người cha, mẹ còn lại có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

⛔️ Căn cứ để yêu cầu:

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Và việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

⛔️ Chủ thể có quyền yêu cầu:

- Người thân thích.

- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.

- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.

- Hội liên hiệp phụ nữ.

⛔️ Tòa án có thẩm quyền giải quyết:

- Trường hợp có tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì Tòa án nơi người cha, mẹ đang trực tiếp nuôi con cư trú, làm việc có thẩm quyền thụ lý giải quyết.

- Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau thì Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

⛔️ Ngoài ra theo Điều 85, 86 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi người cha, mẹ có các hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người còn lại có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên để bảo vệ bé tốt nhất.