Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi phạm hành chính đồng thời được quy định trong Bộ Luật hình sự
01/03/2023
Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể là Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an ninh trật, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình (thay thế Nghị định số 167/2013/NĐ-CP) đã có quy định cụ thể về thủ tục xử phạt đối với những hành vi đồng thời được quy định trong Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể là Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an ninh trật, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình (thay thế Nghị định số 167/2013/NĐ-CP) đã có quy định cụ thể về thủ tục xử phạt đối với những hành vi đồng thời được quy định trong Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Tập trung chủ yếu ở nhóm hành vi quy định về gây thiệt hại về tài sản như: trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt về tài sản, dùng thủ đoạn gian dối bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản của người khác...; hành vi quy định về xâm phạm về sức khỏe, danh dự nhân phẩm như: hành vi vô ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe người khác; hành hạ, ngược đãi các thành viên trong gia đình; đánh đập, gây thương tích cho thành viên gia đình...; hành vi quy định về phòng chống và kiểm soát ma túy như: tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán dụng cụ dùng vào sản xuất trái phép chất ma túy….; hành vi quy định về đánh bạc trái phép như: dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc, làm chủ lô đề, tổ chức mạng lưới số lô, số đề…

            Đây là những hành vi có các dấu hiệu đặc trưng được mô tả giống nhau tại một số điều, khoản của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 và ở một số điều, khoản quy định tại Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tuy nhiên, có sự khác nhau về chế tài áp dụng và trình tự, thủ tục tiến hành. Theo quy định Điều 6 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 thì cơ quan và người có thẩm quyền về xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện, đang thụ lý vụ việc trên phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

            Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra bị can; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển đến, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để xử phạt theo quy định của Nghị định này.

            Việc quy định trên nhằm khắc phục tình trạng bỏ lọt các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo nguyên tắc mọi hành vi vi phạm đều phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, đúng quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền của pháp luật./.

Bài viết liên quan
Ranh giới giữa tuân thủ và vi phạm pháp luật trong việc thực hiện quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Ranh giới giữa tuân thủ và vi phạm pháp luật trong việc thực hiện quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt thế nào?
Trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt thế nào?
7 cách sử dụng thông tin công dân thay thế sổ hộ khẩu
7 cách sử dụng thông tin công dân thay thế sổ hộ khẩu